Dự thảo quy chế Thi đua-Khen thưởng

SỞ Y TẾ

 

 

DỰ THẢO

Về việc ban hành Quy chế công tác thi đua, khen thưởng

Xét đề nghị của
Trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định
này Quy chế công tác thi đua, khen thưởng của Bệnh viện.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các Khoa, Phòng, các Trưởng
khoa, Trưởng phòng và cán bộ viên chức của Bệnh viện chịu trách nhiệm thi hành
Quyết định này./. 

                                              

Nơi nhận:

 

– Sở Y tế (để BC);

 

– Các thành viên HĐTĐKT;

 

– Các Khoa, Phòng;

 

– Lưu VT, TCCB.                         .

GIÁM ĐỐC

 

 

 

 

 

Bùi Hồng Tâm

 

 

SỞ Y TẾ

 

DỰ THẢO

QUY CHẾ

CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG CỦA BỆNH VIỆN

   (Ban hành kèm theo Quyết định số          /QĐ-SYT

 ngày        tháng     năm 2014
của Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy chế này quy định nội dung, hình thức tổ chức
phong trào thi đua; công tác khen thưởng và tổ chức trao thưởng. Quy định chi
tiết về hồ sơ, thủ tục, thời gian xét khen thưởng; quyền lợi và nghĩa vụ của
các tập thể, cá nhân được khen thưởng; Quỹ thi đua, khen thưởng; kiểm tra, giải
quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý hành vi vi phạm về công tác thi đua, khen thưởng.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

1. Tập thể, cá
nhân các khoa, phòng trong Bệnh viện tham gia các phong trào thi đua của Ngành,
của Bệnh viện đạt được thành tích tiêu biểu, xuất sắc hoặc có những đóng góp
cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân của tỉnh Quảng
Ninh.

2. Đối tượng nữ nghỉ thai sản
theo chế độ quy định của nhà nước và những người có hành động dũng cảm cứu
người, cứu tài sản, những người trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu do bị thương
tích cần điều trị, điều dưỡng theo kết luận của cơ quan y tế, thì thời gian
nghỉ vẫn được tính để xem xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến”;

3. Cá nhân đi học, bồi dưỡng ngắn
hạn dưới 01 năm, nếu đạt kết quả từ loại khá trở lên, chấp hành tốt quy định
của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng thì kết hợp với thời gian công tác tại cơ quan,
đơn vị để bình xét danh hiệu “Lao động tiên tiến”. Các trường hợp đi đào tạo từ
01 năm trở lên, có kết quả học tập từ loại khá trở lên thì năm đó được xếp
tương đương danh hiệu “Lao động tiên tiến” để làm căn cứ xét tặng các danh hiệu
thi đua và hình thức khen thưởng khác;

4. Đối với cá nhân thuyên chuyển
công tác thì đơn vị mới có trách nhiệm xem xét, bình bầu danh hiệu “Lao động
tiên tiến”. Đối với trường hợp có thời gian công tác ở đơn vị cũ từ 06 tháng
trở lên phải có ý kiến nhận xét của đơn vị cũ để xem xét, bình bầu;

Đối tượng không áp dụng:

1. Tập thể, cá
nhân bị kỷ luật từ khiển trách trở lên;

2. Tập thể, cá nhân
không đăng ký thi đua;

3. Cá nhân nghỉ việc từ 40 ngày làm việc trở lên; mới tuyển
dụng dưới 10 tháng;

4. Cá nhân có đơn thư phản ánh, khiếu kiện được xác
định do thiếu tinh thần trách nhiệm, vi phạm Y đức, vi phạm Quy tắc ứng xử
trong đơn vị sự nghiệp y tế, vi phạm chính sách Dân số – KHHGĐ, các tệ nạn xã hội.

1. Tự nguyện, tự
giác, công khai, đoàn kết hợp tác cùng phát triển.

2. Việc xét tặng
các danh hiệu thi đua phải căn cứ vào phong trào thi đua; mọi cá nhân, tập thể
tham gia phong trào thi đua đều phải có đăng ký thi đua, xác định mục tiêu, chỉ
tiêu thi đua, không đăng ký thi đua sẽ không được xem xét, công nhận các danh
hiệu thi đua.

Điều 4. Nguyên tắc khen thưởng và căn cứ xét
khen thưởng:

1. Chính xác, công
khai, công bằng, kịp thời; một hình thức khen thưởng có thể tặng nhiều lần cho
một đối tượng. Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen
thưởng; kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật
chất.

2. Khen thưởng
phải đảm bảo thành tích đến đâu khen thưởng đến đó, không nhất thiết phải khen
theo trình tự có hình thức khen thưởng mức thấp rồi mới được khen thưởng ở mức
cao hơn; thành tích đạt được trong điều kiện khó khăn và có phạm vi ảnh hưởng
càng lớn thì được xem xét, đề nghị khen thưởng với mức cao hơn; khen thưởng tập
thể nhỏ và cá nhân là chính; khen thưởng thành tích hàng năm phải đảm bảo theo
điều kiện, tiêu chuẩn quy định.

Điều 5. Căn cứ xét thi đua, khen thưởng:

1. Phong trào thi
đua;

Chương II

TỔ CHỨC THI ĐUA VÀ TIÊU CHUẨN DANH HIỆU THI ĐUA

Điều 6. Hình thức tổ chức thi đua:

 

1. Thi đua
thường xuyên được tổ chức thực hiện hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm
nhằm thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình công tác đề ra.

 2. Thi đua theo đợt (hoặc thi đua theo chuyên
đề) được tổ chức để thực hiện những nhiệm vụ công tác trọng tâm, đột xuất theo
từng giai đoạn và thời gian được xác định.

Điều 7. Nội dung, phương pháp tổ chức phong
trào thi đua:

1. Xác định rõ mục
tiêu, chỉ tiêu, nội dung, phạm vi, đối tượng, thời gian thi đua phải dựa trên
cơ sở chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, năng lực thực tế và yêu cầu phát
triển của Bệnh viện, Khoa-Phòng đảm bảo tính khoa học, tính khả thi và đúng
pháp luật qui định.

2. Tổ chức phát
động phong trào thi đua, đăng ký và ký kết giao ước thi đua trong từng
Khoa-Phòng; triển khai các biện pháp, tổ chức vận động, chỉ đạo thi đua, theo
dõi quá trình tổ chức phong trào thi đua. Tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh
nghiệm, triển khai xây dựng điển hình và nhân rộng điển hình tiên tiến.

3. Xác định kế
hoạch và biện pháp tổ chức phong trào thi đua phối hợp giữa chính quyền, công
đoàn, đoàn thanh niên để tuyên truyền mục đích ý nghĩa phong trào thi đua; xác
định trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đối với phong trào thi đua.

4. Sơ kết, tổng
kết đánh giá kết quả phong trào thi đua, rút kinh nghiệm và phổ biến kinh
nghiệm tốt, những nhân tố mới, mô hình mới đã xuất hiện trong phong trào thi
đua; xét chọn, biểu dương, khen thưởng những cá nhân, tập thể tiêu biểu, xuất
sắc.

Điều 8. Trách nhiệm tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng:

1. Giám đốc Bệnh
viện có trách nhiệm phát động, chỉ đạo, tổ chức phong trào thi đua và công tác
khen thưởng trong phạm toàn Bệnh viện.

 Hội đồng Thi đua, Khen
thưởng của Bệnh viện là bộ phận tư vấn,
giúp Giám đốc Bệnh viện chỉ đạo, kiểm tra giám sát, tổ chức phong trào thi
đua và thực hiện chính sách khen thưởng.

2. Trưởng
Khoa-Phòng chịu trách nhiệm phát động, tổ chức phong trào thi đua và công tác
khen thưởng trong phạm vi quản lý; chủ trì phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh
niên cùng cấp để tổ chức phong trào thi đua và công tác khen thưởng, tổ chức
tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng điển hình tiên tiến.

 3. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng của Bệnh viện
được thành lập để thực hiện nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công
tác thi đua, khen thưởng và do thủ trưởng đơn vị quyết định thành lập.

Hội đồng Thi đua,
Khen thưởng hoạt động theo Quy chế hoạt động của Hội đồng và theo quy định của
pháp luật. Căn cứ tình hình thực tế, Giám đốc Bệnh viện quyết định số lượng
thành viên Hội đồng; trong đó thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch; Phó Chủ tịch Hội
đồng là đại diện lãnh đạo tổ chức công đoàn; các thành viên gồm: đại diện tổ
chức đảng, đoàn thanh niên, lãnh đạo một số khoa, phòng hoặc cán bộ chuyên môn
cần thiết của đơn vị. Hội đồng Thi đua, Khen thưởng có trách nhiệm giúp Thủ trưởng
đơn vị tổ chức phong trào thi đua; theo dõi, phát hiện, lựa chọn các tập thể,
cá nhân có thành tích xuất sắc tiêu biểu đề nghị các cấp xét khen thưởng theo
quy định.

4. Giám đốc có
trách nhiệm phối hợp với Công đoàn, Đoàn thanh niên cùng cấp tổ chức phát động
thi đua và tuyên truyền vận động CBVC, hội viên, đoàn viên tham gia phong trào
thi đua; giám sát việc thực hiện các quy định về thi đua, khen thưởng, kiến nghị đổi mới về công tác thi đua,
khen thưởng.

Điều 9: Các danh hiệu thi đua:

1. Đối với tập thể: Cờ thi đua của Chính phủ; Cờ
thi đua của Bộ Y tế; Cờ thi đua của UBND tỉnh; Tập thể lao động xuất sắc; Tập
thể lao động tiên tiến.

 

2. Đối với cá
nhân: Chiến sĩ thi đua toàn quốc; Chiến sĩ thi đua cấp tỉnh; Chiến sĩ thi đua
cơ sở; Lao động tiên tiến.

Điều 10. Cờ Thi đua của Chính phủ:

Điều 11.
Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc”:

 

1. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua toàn quốc” được xét
tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai
lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh; thành tích, sáng kiến,
giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu của cá nhân đó có phạm vi ảnh hưởng rộng
đối với toàn quốc.

 

2. Việc đánh giá mức độ ảnh hưởng của sáng kiến,
giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu do Hội đồng khoa học, sáng kiến cấp tỉnh
xem xét công nhận.

 

Nếu là đảng viên phải là đảng viên đủ tư cách hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ. Trường hợp đề nghị danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn
quốc mà UBND tỉnh xét không đạt thì năm sau không xem xét lại.

 

Điều 12. Cờ thi đua của UBND tỉnh:

Điều 13. Danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh”:

 

Điều 14: Danh hiệu “Tập thể Lao động xuất sắc”:

Điều 15. Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”:

          Điều 17. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”:

 

1. Được xét tặng
mỗi năm một lần vào dịp tổng kết năm công tác của đơn vị.

2. Cá nhân đạt cả 02 tiêu chuẩn quy định tại khoản
1 và khoản 2 Điều 13 Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ là
những cá nhân tiêu biểu xuất sắc được lựa chọn trong số cá nhân đạt danh hiệu
“Lao động tiên tiến”; cá nhân đó nhất thiết phải có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật
hoặc lề lối làm việc, đề tài nghiên cứu, giải pháp công tác có hiệu quả, hoặc
áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới để nâng cao năng suất lao động, hiệu
suất công tác cho đơn vị được Hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp cơ sở công nhận.

 

3. Việc thành lập
Hội đồng sáng kiến để xét duyệt công nhận sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên
cứu… cấp cơ sở do Thủ trưởng đơn vị được Giám đốc Sở Y tế ủy quyền quyết định
thành lập. Hội đồng gồm những thành viên có trình độ quản lý chuyên môn, kỹ
thuật, có năng lực đánh giá, thẩm định các sáng kiến, giải pháp, đề tài nghiên
cứu trong quản lý, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.

          4.
Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cơ sở xét tặng không quá 20% cá nhân tiêu biểu, đạt
tiêu chuẩn quy định, trong tổng số cá nhân đạt danh hiệu Lao động tiên tiến
thuộc đơn vị.

Chương III

* Số lượng: không
quá 30% tập thể tiêu biểu trong tổng số tập thể hoàn thành nhiệm vụ.

Điều 19. Bằng khen Bộ trưởng Bộ Y tế, Chủ
tịch UBND tỉnh:                 

3. Khen thưởng
đột xuất: Trường hợp có tập thể, cá nhân đạt thành tích đặc biệt xuất sắc, phạm
vi ảnh hưởng đối với Ngành thì đề nghị Sở Y tế trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc Chủ
tịch UBND tỉnh xem xét tặng Bằng khen.

Chương IV

HỒ SƠ THỦ TỤC KHEN THƯỞNG, TRAO THƯỞNG

3.  Hå s¬ thi ®ua, khen th­ëng ph¶i đầy
đủ, ®óng thêi gian, chÊt l­îng
hå s¬ ph¶i ®¶m b¶o theo quy ®Þnh.

 

Hồ sơ, thủ tục
đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước,
Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Y tế và Chủ tịch UBND tỉnh thực hiện theo quy
định tại Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 của Chính phủ Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ;

Hồ sơ, thủ tục
đề nghị Giám đốc Bệnh viện khen thưởng và xem xét trình các cấp khen thưởng gồm
có:

4. Bản sao hợp
pháp Biên bản nghiệm thu hoặc Giấy chứng nhận của cấp có thẩm quyền công nhận
sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giải pháp công tác, đề tài nghiên cứu, áp dụng
khoa học công nghệ mới.

5.  Số lượng hồ sơ:
s¬ ®Ò nghÞ tÆng th­ëng Hu©n ch­¬ng c¸c lo¹i,
Cờ thi đua và B»ng khen cña Thñ t­íng ChÝnh phñ: 4
bé;  Hå s¬ ®Ò nghÞ UBND tØnh, Bé Y tÕ
tÆng b»ng khen: 3 bé; Hå s¬ ®Ò nghÞ tÆng cê cña UBND tØnh, Bé Y tÕ: 3 bé;
Hồ
sơ đề nghị Giám đốc Sở Y tế tặng giấy khen: 2 bộ;
(
Ьn vÞ l­u 1 bé ®Ó
theo dâi).

 

Điều 23. Quy trình xét khen thưởng

 

Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ,
Hội đồng Thi đua, Khen thưởng các cấp có trách nhiệm xem xét, thẩm định hồ sơ,
thành tích theo đúng quy định của Luật Thi đua, Khen thưởng và các văn bản hướng
dẫn; đề nghị Giám đốc Sở xem xét quyết định khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề
nghị các cấp khen thưởng.

 

Đối với những hồ sơ chưa hợp lệ, cán
bộ phụ trách công tác thi đua, khen thưởng đơn vị hoặc thường trực Hội đồng Thi
đua, Khen thưởng Ngành có trách nhiệm thông báo cho tập thể, cá nhân hoặc đơn
vị đề nghị khen thưởng trong vòng 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ.

 

1. Nghi thức tổ chức lễ trao tặng và
đón nhận, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 154/2004/NĐ-CP của Chính phủ,
đảm bảo yêu cầu trang trọng, thiết thực, tiết kiệm, tạo sự phấn khởi, lòng tự
hào, khí thế mới để tiếp tục thi đua lập thành tích cao hơn.

 

2. Đối với danh hiệu thi đua, hình
thức khen thưởng thuộc thẩm quyền của Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở uỷ quyền
cho Thủ trưởng các đơn vị tổ chức công bố, trao tặng.