Rối loạn tăng động giảm chú ý

Chẩn
đoán tăng động giảm chú ý theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM – TR – IV như sau:

a. Giảm
chú ý
:
có 6  (hoặc nhiều hơn) trong các triệu chứng
sau của giảm chú ý, biểu hiện kéo dài ít nhất 6 tháng với mức độ làm trẻ thích ứng
kém hoặc không phù hợp với mức phát triển tâm thần:

1.
Thường không thể chú ý kỹ lưỡng vào các chi tiết, hoặc phạm những lỗi do cẩu thả
trong học tập, trong công việc hoặc trong các hoạt động khác.

2.
Thường khó khăn duy trì sự chú ý trong nhiệm vụ hoặc trong các hoạt động chơi.

3.
Thường biểu hiện dường như không lắng nghe những gì người khác nói trực tiếp với
trẻ .

4.
Thường không thể làm theo toàn bộ những chỉ dẫn hoặc không hoàn thành bài tập,
công việc trong gia đình, những nhiệm vụ ở nơi làm việc (không phải vì hành vi
chống đối hoặc không hiểu được các chỉ dẫn).

5.
Thường khó khăn trong cách tổ chức công việc và các hoạt động.

6.
Thường tránh né, không thích hoặc miễn cưỡng thực hiện các nhiệm vụ đòi hỏi phải
duy trì những nỗ lực tinh thần (như làm bài tập trường hoặc ở nhà).

7.
Thường đánh mất những vật dụng cần thiết (như vở bài tập ở trường, bút chì,
sách, đồ chơi và các dụng cụ khác).

8.
Thường dễ bị sao nhãng bởi những kích thích bên ngoài.

9.
Thường quên các hoạt động hằng ngày.

b.
Tăng hoạt động:
6 (hoặc nhiều hơn) trong các triệu
chứng của tăng hoạt động – xung động phải xuất hiện ít nhất 6 tháng với mức độ
làm trẻ thích ứng kém hoặc không phù hợp với mức độ phát triển tâm thần.

Tăng hoạt động

1. Cử
động chân tay liên tục hoặc không ngồi yên.

2. Rời khỏi chỗ trong lớp hoặc trong các tình huống
khác mà cần phải ngồi yên một chỗ.

3.
Thường chạy quanh hoặc leo trèo quá mức trong các tình huống mà điều đó là
không thích hợp (ở thanh thiếu niên, có thể chỉ biểu hiện cảm giác bồn chồn).

4.
Thường khó khăn trong khi chơi hoặc gặp khó khăn trong các hoạt động yêu cầu giữ
yên lặng.

5. Thường
hoạt động liên tục hoặc hoạt động như được “gắn động cơ”.

    Sự xung động

1.
Thường buột miệng nói câu trả lời trước khi các câu hỏi được đặt ra hoàn chỉnh

2. Thường
không thể khó khăn chờ đợi theo hàng hoặc chờ đến lượt trong các trò chơi lần
lượt hoặc trong các tình huống sinh hoạt nhóm.

3.
Thường ngắt lời hoặc xâm phạm vào vấn đề của người khác (Ví dụ: xen vào cuộc
nói chuyện của người khác hoặc các trò chơi của trẻ khác).

Lưu ý: Nhiều tác giả
còn xác nhận những rối loạn dưới ngưỡng chẩn đoán của rối loạn tăng động. Những
đứa trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn theo những cách khác nhưng không biểu hiện những
bất thường của sự tăng động/ xung động có thể được xác nhận là có biểu hiện suy
giảm sự chú ý; ngược lại, những đứa trẻ thiếu các tiêu chuẩn đối với các rối loạn
sự chú ý nhưng lại đáp ứng các tiêu chuẩn của những khía cạnh khác có thể được
xác nhận là có biểu hiện của rối loạn hoạt động. Với cùng cách thức như vậy, những
đứa trẻ đáp ứng các tiêu chuẩn trong một hoàn cảnh duy nhất (ví dụ: chỉ ở nhà
hoặc chỉ ở trường) có thể được coi là có biểu hiện rối loạn đặc hiệu ở nhà hoặc
ở trường. Các rối loạn này vẫn chưa được bao gồm trong phân loại chính bởi vì
cơ sở dự đoán mang tính kinh nghiệm là không đủ, và còn bởi vì nhiều đứa trẻ có
các rối loạn dưới ngưỡng lại biểu hiện những hội chứng khác (như là rối loạn bướng
bỉnh chống đối, F91.3) và nên được phân loại vào mục bệnh phù hợp.

Phân loại các thể tăng động giảm chú ý:

Rối loạn tăng động giảm chú ý, thể
phối hợp

Rối loạn tăng động giảm chú ý, thể
giảm chú ý chiếm ưu thế

Rối loạn tăng động giảm chú ý, thể
tăng hoạt động chiếm ưu thế


2. Chẩn
đoán phân biệt

2.1. Hiếu động (hoạt
động tăng) ở trẻ em dưới 3 tuổi. Trẻ em có hoạt động tăng trước 3 tuổi là biểu
hiện phát triển bình thường của độ tuổi, đây là giai đoạn trẻ tăng cường hoạt động
khám phá thế giới xung quanh.

2.2. Rối loạn hành vi ứng xử khác, rối
loạn chống đối nguyên phát

(F91.2, F91.3)
Nét đặc trưng của các hành vi ứng xử này là mô hình hành vi lặp lại dai dẳng vi
phạm các quyền cơ bản của người khác hoặc chuẩn mực xã hội không phù hợp với lứa
tuổi, chẩn đoán phân biệt dựa trên nguyên tắc chỉ đạo chẩn đoán trên khi các biểu
hiện rối loạn hành vi tăng động. Nghiên cứu kỹ lịch trình khởi phát, các triệu
chứng và sự tiến triển để phân biệt.

2.3. Rối loạn cảm xúc lưỡng cực khởi
phát sớm
: sự
khác nhau giữa tăng động giảm chú ý và rối loạn lưỡng cực ở trẻ em trước 3 tuổi
rất khó phân biệt, phần lớn trẻ đáp ứng tiêu chuẩn chẩn đoán hưng cảm vừa đáp ứng
tiêu chuẩn tăng động giảm chú ý vì ở đây rất có thể có sự song trùng của một hệ
thần kinh trung ương chưa trưởng thành với biểu hiện tổn thương thị giác vận động
– tri giác thường gặp trong rối loạn tăng động.

Rối loạn cảm xúc
lưỡng cực có đặc tính chu kỳ xuất hiện giữa hai giai đoạn hưng cảm và trầm cảm
hoặc các đợt hưng cảm, giữa hai giai đoạn bệnh lý người bệnh hoàn toàn bình thường.
Tuy nhiên ở trẻ em rối loạn lưỡng cực dường như không có quy luật cảm xúc mà là
sự kết hợp giữa hưng phấn, trầm cảm và trạng thái kích thích. Các hội chứng này
giống với các triệu chứng vui, buồn thất thường thay đổi theo giờ, ngày và tuần
của tăng động giảm chú ý. Mặc dù vậy đặc tính phân biệt của rối loạn lưỡng cực
là tăng khí sắc và khoái cảm.

2.4. Rối loạn phát triển lan tỏa (tự kỷ)
trẻ em

Cả hai rối loạn
đều giống nhau ở đặc trưng thiếu các kỹ năng thích ứng xã hội tuy nhiên bệnh lý
tự kỷ có các dấu hiệu khác với tăng động giảm chú ý như là khiếm khuyết ngôn ngữ
mang tính toàn diện, hành vi thói quen động tác rập khuôn, định hình lặp đi lặp
lại, sự phát triển bất thường của tự kỷ khởi phát sớm, thường xuất hiện trước 3
tuổi.

2.5. Loạn thần trẻ em (tâm thần phân liệt)
có biểu hiện

Loạn thần trẻ em
có thể có biến đổi hành vi tuy nhiên biểu hiện ở giai đoạn này thường là tính
thiếu hòa hợp, cô độc thu mình cần phải tìm hiểu một số cấu trúc hội chứng để
phân biệt.

2.6. Rối loạn lo âu

Các rối loạn lo
âu sau stress về tâm lý, các biểu hiện lo âu chia ly, lo âu do áp lực học tập
khó khăn, các biểu hiện sợ trường học…Lo âu có thể là rối loạn có biểu hiện
tăng động và dễ đãng trí. Lo âu cũng có thể là triệu chứng thứ phát của tăng động
giảm chú ý cần xác định thứ tự xuất hiện các rối loạn để phân tích và phân biệt
khai thác kỹ bệnh sử sẽ thấy biểu hiện lâm sàng phát sinh sau các yếu tố tâm
lý.

2.7. Rối loạn trầm cảm

Có thể là phản ứng
thứ phát với thất bại trong học tập dẫn đến hậu quả tự ti. Trường hợp này cẩn
phân biệt với trầm cảm tiên phát: ở đây rối loạn đặc trưng là giảm hoạt động,
giảm sinh lực và thu mình.


3. Điều trị

– Dược lý: nhằm
điều chỉnh hành vi, cải thiện một phần khả năng chú ý.

+ Có
tác dụng với các triệu chứng: xung động, tăng hoạt động; rối loạn cảm xúc

+ Các
thuốc có thể sử dụng:

            Methylphenidate (Concerta), dextroamphetamine

            Venlafaxine có thể có hiệu quả.

            CTC 3 vòng

            Clonidine và guanfacine: có hiệu quả.

– Tâm
lý: liệu pháp hành vi, phục hồi chức năng tâm thần vận động

+ Liệu
pháp hành vi: thường hiệu quả Khi được sử dụng kết hợp với chế độ thuốc hiệu quả.
Liệu pháp hành vi hay chương trình sửa đổi hành vi có thể giúp giảm bớt triệu
chứng

+ Hỗ trợ
từ gia đình, thày cô giáo, bác sỹ và nhà tâm lý

+ Đối với
người lớn bị ADHD, liệu pháp lao động làm tăng tập trung chú ý và tăng cường kỹ
năng tổ chức.

– Thay đổi
môi trường (tác động xã hội qua lại, giấc ngủ, kiểm soát stress, chế độ ăn uống
…).

– Điều
trị các rối loạn đồng diễn