Kế hoạch 5 năm giai đoạn 2016-2020 của Bệnh viện

KẾ HOẠCH 5 NĂM 2016 – 2020

 

BỆNH VIỆN BẢO VỆ SỨC KHỎE TÂM
THẦN QUẢNG NINH

I. CĂN
CỨ VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

* Căn cứ
xây dựng kế hoạch

 

1. Quyết định số 434/QĐ-SYT ngày
15/9/2008 của Sở Y tế Quảng Ninh về việc ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ và
tổ chức bộ máy của Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh.

 

2. Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày
23/02/2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân
dân trong tình hình mới. Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05/10/2005 của Thủ
tướng Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ về việc thực hiện
Nghị quyết số 46 – NQ/TW.

 

3. Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25/4/2006 của Chính phủ về việc Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập; Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính và
Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-BYT – BNV ngày 23/01/2008 của Bộ Y tế và Bộ
Nội vụ về việc Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

 

4. Quyết định số 1895/1997/BYT-QĐ
ngày 19/9/1997 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành Quy chế Bệnh viện.

 

5. Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV
ngày 05/6/2007 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp
trong các cơ sở y tế Nhà nước.

 

6. Luật khám bệnh, chữa bệnh số
40/2009/QH12 ngày 23/11/2009.

 

7. Thông tư 41/2011/TT-BYT ngày
14/11/2011 của Bộ Y tế về hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành
nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 

8. Thông tư số 43/2013/TT-BYT
ngày 11/12/2013 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định chi tiết phân tuyến chuyên môn
kỹ thuật đối với hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

 

9. Căn cứ quy hoạch y tế Quảng
Ninh đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

 

10. Căn cứ tổ chức và điều lệ
hoạt động của Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần.

 

* Quan
điểm xây dựng kế hoạch

 

1. Phát triển đồng bộ, toàn diện
Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh theo hướng hiện đại và bền
vững đảm bảo tính hệ thống, liên tục trong hoạt động chuyên môn của bệnh viện.
Phát triển các dịch vụ y tế theo chuyên sâu nhằm tạo cơ hội cho mọi người dân
được tiếp cận với các dịch vụ y tế chất lượng ngày càng cao.

 

2. Phát triển Bệnh viện Bảo vệ
sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế
– xã hội của tỉnh, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm bệnh viện chuyên
khoa tuyến tỉnh, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân hướng tới mục tiêu
công bằng, hiệu quả và phát triển.

 

3. Phát triển Bệnh viện Bảo vệ
sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh gắn liền với đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao
đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ viên chức – lao động.

 

II. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ
HOẠCH 5 NĂM 2011 – 2015

 

 

Bệnh viện Bảo vệ sức
khoẻ tâm thần tỉnh Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp y tế, chuyên khoa hạng III, trực
thuộc Sở Y tế, có chức năng khám, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng
cho người bệnh tâm thần trên địa bàn tỉnh.

 

3. Cơ sở vật chất, trang thiết bị:

 

– Diện
tích toàn bệnh viện là 44.364,9 m2 , Diện tích xây dựng sử dụng: 4.810 m2

 

– Kết cấu
xây dựng nhà: nhà 2 tầng và nhà cấp 3 mái bằng bê tông.

 

– Trang
thiết bị: bệnh viện có hơn 20 máy móc, thiết bị y tế; có 01 hệ thống xử lý chất
thải lỏng, 01 lò đốt rác thải y tế, 02 xe ô tô cứu thương, 01 xe ô tô 4 chỗ.

 

4.
Tình hình thực hiện kế hoạch 2011 – 2015

 

Đến
năm 2014, bệnh viện có 190 giường bệnh kế hoạch và 270 giường bệnh thực kê.
Tổng số bệnh nhân đến khám bệnh hàng năm trung bình là 6000-7000 lượt, tổng số
bệnh nhân vào điều trị nội trú trung bình là 1700-1900 lượt. Ngày điều trị
trung bình khoảng 36-45 ngày/lượt.

 


Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần được Sở Y tế tỉnh giao chỉ tiêu hàng năm về
công tác Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng. Những năm qua, bệnh viện đã
tổ chức thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hiện nay số bệnh nhân
được quản lý, điều trị tại cộng đồng là hơn 2700 (Tâm thần phân liệt, Động
kinh, Chậm phát triển tâm thần). Đa số bệnh nhân dùng thuốc đều (>90%), bệnh
nhân ổn định, giảm tỷ lệ tái phát phải nhập viện điều trị, giảm tỷ lệ gây hại
gây rối do bệnh nhân tâm thần gây ra.

 

4.2. Kết
quả thực hiện Quy chế quản lý bệnh viện:

 

– Bệnh viện đã thực hiện
tốt các Quy chế kế hoạch, quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế có hiệu quả.

 

– Các
khoa lâm sàng và cận lâm sàng tổ chức tự kiểm tra hàng tuần. Bệnh viện duy trì
kiểm tra các khoa/phòng hàng tháng, hàng quý.

 

–  Đảm bảo công tác thông tin báo cáo: thống
nhất theo biểu mẫu; thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời. Thực hiện sử dụng
phần mềm Medisoft 2003 theo đúng quy định. Ứng dụng công nghệ thông tin quản lý
người bệnh ngoại trú.

 

– Bệnh
viện đang hoàn thiện hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho
nhân viên y tế và giấy phép hoạt động cho bệnh viện.

 


Công tác Tài chính: Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu chi
ngân sách của bệnh viện. Niêm yết công khai bảng giá dịch vụ khám chữa bệnh và
giá thuốc. Đã thực hiện công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về điện
nước, vật tư tiêu hao, xăng dầu,… Bệnh viện đã xây dựng và tổ chức triển khai
thực hiện Quy chế chi tiêu nội bộ, đảm bảo có hiệu quả và đúng quy định.

 

4.3. Kết
quả thực hiện quy chế chuyên môn:

 

– Tổ chức
thường trực bốn cấp theo Quy chế bệnh viện, bảo đảm 24/24 giờ, kịp thời cấp
cứu, khám bệnh, chẩn đoán và điều trị ngay cho người bệnh.

 

– Người
bệnh cấp cứu được khám và làm bệnh án ngay, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần
thiết theo quy định.

 

– Kê đơn
phù hợp với chẩn đoán bệnh, y lệnh toàn diện; Bệnh án ghi đầy đủ, rõ ràng: tên
thuốc, hàm lượng, liều dùng, đường dựng, thời gian dùng; đánh số thứ tự các
thuốc theo đúng quy định; thực hiện đầy đủ sơ kết sau 30 ngày điều trị theo quy
định. Thực hiện tổ chức bình bệnh án, phiếu chăm sóc 1 lần/1 tháng, có biện
pháp khắc phục các tồn tại…

 

– Tổ chức
hội chẩn trong các trường hợp cần thiết: người bệnh khó chẩn đoán, tiên lượng
dè dặt, cấp cứu, các trường hợp chuyển viện…. Các khoa lâm sàng đã thực hiện
đúng quy chế hội chẩn.

 

– Thực
hiện sử dụng thuốc cho người bệnh bảo đảm an toàn, hợp lí, hiệu quả; thuốc đảm
bảo đến cơ thể người bệnh; thực hiện đúng các quy định về bảo quản, cấp phát,
sử dụng và thanh toán tài chính.

 

– Bệnh viện tiếp tục
triển khai công tác điều dưỡng về chăm sóc người bệnh theo đúng thông tư số 07/2012/TT-BYT
của Bộ Y tế.

 


Đảm bảo thực hiện tốt công tác giám định pháp y-giám định y khoa theo đúng quy
định. Đội ngũ giám định được trang bị khá đầy đủ kiến thức về chuyên môn cũng
như pháp luật. Thực hiện giám định pháp y tâm thần đảm bảo khách quan, trung
thực giúp cho cơ quan điều tra, thi hành luật đảm bảo an ninh trật tự trên địa
bàn.

 

– Bệnh
viện đã thực hiện tốt công tác phòng bệnh nói chung và phòng bệnh tâm thần nói
riêng thông qua các hình thức tuyên truyền giáo dục sức khỏe, công tác phòng
chống dịch, công tác vệ sinh môi trường, xử lý chất thải, vệ sinh an toàn thực
phẩm.

 

4.4. Công tác Đoàn thể và Công tác khác:

 


Các đoàn thể phối hợp cùng chính quyền phát động các phong trào thi đua học
tập, lao động sáng tạo, phong trào thực hiện Quy tắc ứng xử và nâng cao Y đức, phong
trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, phong trào văn hoá văn
nghệ- thể dục thể thao, …. tạo không khí phấn khởi, vui tươi, lành mạnh trong
công tác.

 


Duy trì việc tiếp công dân, đường dây nóng, hòm thư góp ý tại các khoa phòng để
tiếp nhận các đơn thư góp ý, phản ảnh của người dân đến khám chữa bệnh. Bệnh
viện cũng đã thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, tiến hành công khai về mọi
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Tỉnh và Sở Y tế, cũng như của
bệnh viện; công khai kế hoạch hoạt động, công tác đào tạo, tuyển dụng, hợp
đồng, công tác tài chính,…

 

5. Thuận lợi, khó khăn, tồn tại và nguyên nhân:

 

Nhân lực vẫn còn thiếu về số lượng
và yếu về chất lượng
, đặc biệt là đội ngũ Bác sỹ. Chưa có các Bác sỹ trình độ sau đại học về chuyên ngành tâm thần Nhi và tâm
thần Người già. Cơ cấu nhân lực chưa hợp lý
theo
Thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày 05/6/2007 giữa Bộ Y tế và Bộ Nội
vụ hướng dẫn định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở y tế Nhà nước.

 

– Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ về chuyên môn, kỹ thuật,
trình độ quản lý, lý luận chính trị còn chưa kịp th
ời, đồng bộ.

 

Nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân ngày càng cao, bệnh
nhân nội trú tăng nhiều, đặc biệt là bệnh nhân tâm thần lang thang-bị bỏ rơi,
bệnh nhân có rối loạn tâm thần do sử dụng các chất tác động tâm thần như ma túy
tổng hợp dạng Amphetamin và bệnh nhân tâm thần Nhi-Người già có xu hướng ngày
càng tăng, gây thêm quá tải cả về công tác phục vụ, quản lý, điều trị và khả
năng kinh phí của Bệnh viện.

 

– Số lượng
bệnh nhân ngoại trú đông, kinh phí chi cho Dự án bảo vệ sức khỏe tâm thần thấp,
không đủ khả năng cung cấp thuốc cho bệnh nhân.

 

– Việc ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện, trong công tác khám chữa bệnh
còn hạn chế.

 

– 01 xe ô tô
cứu thương sử dụng từ năm 1997, đến nay đã hư hỏng, sửa chữa nhiều lần, gây khó
khăn trong công tác phục vụ người bệnh.

 

– Trong nhiều
năm qua, mặc dù đầu tư đã được Tỉnh Quảng Ninh quan tâm nhiều nhưng Bệnh viện còn
gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và trang thiết bị y tế. Đặc biệt là chưa
xây dựng được Trung tâm bảo trợ người bệnh tâm thần, Bệnh viện chưa có hệ thống
chụp chẩn đoán hình ảnh bằng CT Scanner, MRI đối với các tổn thương thực thể
não.

 

 

5.4. Nguyên nhân

 

– Bệnh viện
chưa chú trọng công tác quy hoạch tổng thể (cơ sở vật chất, trang thiết bị, phát
triển nguồn nhân lực, chiến lược phát triển bệnh viện,…).

 

– Là bệnh
viện chuyên khoa tâm thần nên rất khó khăn trong công tác xã hội hoá y tế.

 

– Bệnh viện còn thiếu các
điều kiện để triển khai các hoạt động
như thiếu nguồn nhân lực và cơ sở vật chất.

 

– Năng lực, trình độ của cán bộ y
tế còn hạn chế….

 

III. NỘI
DUNG KẾ HOẠCH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN 2016 –
2020

 

1. Mục
tiêu

 

1.1. Mục
tiêu chung

 

Xây dựng Bệnh viện Bảo
vệ sức khỏe tâm thần tỉnh Quảng Ninh trở thành bệnh viện chuyên khoa hạng II có
cơ sở vật chất hiện đại, có đội ngũ cán bộ chuyên môn và quản lý đạt trình độ,
nâng cao chất lượng dịch vụ y tế, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân
về lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

 

1.2. Mục
tiêu cụ thể đến năm 2020

 

1.2.1.
Về quy mô giường bệnh, hạng bệnh viện:

 

Đến năm 2015 Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm
thần tỉnh Quảng Ninh
quy
mô 20
0 giường bệnh.

 

– Đến 2016 – 2020 đạt tiêu
chuẩn Bệnh viện
chuyên
khoa
hạng II với quy mô 280 giường
bệnh
, 16 khoa phòng và 02 Trung tâm.

 

1.2.2.
Về tổ chức bộ máy, nhân lực:

 

– Hoàn thiện bộ máy tổ chức của
Bệnh viện gồm: 15 khoa phòng, 02 trung tâm

 

07 khoa lâm sàng

 

(Khoa Khám bệnh, Khoa Bán cấp
tính nam,

 

Khoa Bán cấp tính nữ, khoa Cấp
tính,

 

Khoa Phục hồi chức năng, khoa
Nghiện chất,

 

khoa Tâm thần Nhi-Người già)

 

01 khoa Cận lâm sàng,

 

01 khoa Dược-Vật tư y
tế,

 

01 khoa Chống nhiễm
khuẩn,

 

01 khoa Dinh dưỡng,

 

04 phòng chức năng

 

(Phòng Kế hoạch tổng hợp,

 

Phòng Điều dưỡng,

 

Phòng Tổ chức Hành chính,

 

Phòng Tài chính kế toán),

 

01 Trung tâm Bảo trợ
người bệnh tâm thần.

– Nhân lực:

 

+ Tuyển dụng, hợp đồng số lượng cán
bộ
, lao
động
đáp ứng tỷ lệ và cơ cấu cán bộ theo thông tư 08/2007/TTLT-BYT-BNV ngày
05/6/2007 của liên
Bộ Y tế – Nội
vụ
: đến
năm 2020 bệnh viện có 308 biên chế, lao động.

 

          Khối lâm sàng:

 

                    Bác sỹ:                 40   (trong đó: 24 sau đại học, 16 đại học)

 

                   Điều
dưỡng:          128 (trong đó: 30 đại học,
CĐ, 98 trung học)

 

                   Hộ
lý:                            32
(trình độ khác)

 

           Khối Cận lâm sàng và Dược:

                   Cận
lâm sàng:      35  (Trong đó: 10 ĐH, Sau ĐH, 25 Trung cấp)

 

                   Dược:                   11  (Trong đó: 1 Sau ĐH, 4 ĐH, 6 Trung cấp)

 

          Quản lý, hành chính:   62 (Trong đó:  5 Sau ĐH, 15 ĐH,  42 Trung cấp)

 

+ Đào tạo nhân lực: chú trọng
nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị, quản lý, ngoại ngữ

 

Không có
Y sĩ làm công tác khám chữa bệnh,

 

> 60% Bác sĩ có
trình độ sau đại học,

 

25% Điều dưỡng viên đại học và cao đẳng

 

100% Trưởng, phó khoa phòng có
chứng chỉ ngoại ngữ B (tương đương) trở lên và chứng chỉ quản lý nhà nước, quản
lý bệnh viện,

 

100% Điều dưỡng trưởng có chứng
chỉ quản lý điều dưỡng

 

100% người hành nghề được cấp
chứng chỉ hành nghề.

 

1.2.3.
Cơ sở vật chất:

 


Xây dựng các khoa và Trung tâm mới theo tổ chức bộ máy,
Bệnh viện có cơ sở hạ tầng khang
trang
, trang thiết bị y tế hiện đại phục vụ cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng cho người bệnh
tâm thần.

 

Ứng
dụng công nghệ thông tin trong q
uản lý Bệnh
viện, trong khám chữa bệnh.

 

1.2.4.
Công tác khám chữa bệnh:

 

 – Đảm bảo hoàn thành và vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch.

 

– Nâng cao chất lượng chuyên môn, chất lượng chăm sóc
toàn diện, thực hiện được nhiều kỹ thuật mới trong khám chữa bệnh.

 

– Triển khai thực hiện tốt Luật khám bệnh, chữa bệnh,
Luật Bảo hiểm Y tế và các quy chế chuyên môn.

 

– Tăng cường công tác chỉ đạo tuyến và quản lý, điều trị,
phục hồi chức năng cho bệnh nhân tâm thần tại cộng đồng. Đảm bảo 100% Trạm Y tế
xã phường triển khai lồng ghép nội dung chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng.
Phát hiện sớm, can thiệp và điều trị sớm các rối loạn tâm thần kết hợp với phục
hồi chức năng tâm lý xã hội giúp người bệnh hòa nhập cùng cộng đồng và xã hội,
giảm tỷ lệ mạn tính, tàn phế; giảm tỷ lệ gây hại, gây rối do bệnh lý tâm thần.

 

– Nâng cao năng lực truyền thông, giáo dục sức khỏe trong
lĩnh vực sức khỏe tâm thần.

 

– Đảm bảo cung ứng thuốc, vật tư y tế trong khám chữa
bệnh nội trú và ngoại trú. Nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng thuốc và
điều trị, công tác Dược lâm sàng.

 

1.2.5. Công tác khác:

 

– Thực hiện
công tác xử lý rác thải y tế đúng qui định, đảm bảo tốt về vệ sinh môi trường trong bệnh viện.

 

– Thực hiện công khai minh bạch
công tác tài chính trong đơn vị, quản lý tốt thu-chi, niêm yết giá dịch vụ y
tế.

 

– Nâng cao Y đức, thực hiện tốt Thông tư 07/2014/TT-BYT về quy tắc ứng xử.

 

– Đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ viên chức, lao động.

 

 

2. Các chỉ tiêu cụ thể

 

Nội dung

 

Đơn vị tính

 

2016

 

2017

 

2018

 

2019

 

2020

 

Biên chế

 

(Bệnh
viện+Trung tâm Bảo trợ tâm thần)

 

Người

 

314

 

339

 

383

 

383

 

383

 

Giường bệnh KH

 

Giường

 

240

 

240

 

280

 

280

 

280

 

Hạng bệnh viện

 

Hạng

 

III

 

III

 

II

 

II

 

II

 

Tổng số BN đến
khám tại BV

 

Người

 

5.800

 

6.500

 

7.300

 

8.000

 

9.000

 

Tổng số người
bệnh nội trú

 

Người

 

2.200

 

2.400

 

2.500

 

2.680

 

2.750

 

Tổng số BN TT
quản lý, điều trị tại cộng đồng

 

Người

 

3.050

 

3.200

 

3.350

 

3.500

 

3.700

 

Số lần xét
nghiệm

 

Lần

 

6.600

 

7.200

 

10.000

 

11.000

 

13.000

 

Số lần chụp
Xquang

 

Lần

 

300

 

400

 

550

 

700

 

1.000

 

Số lần siêu âm

 

Lần

 

1.800

 

2.000

 

2100

 

2300

 

2.400

 

Tỷ lệ chất thải
được xử lý

 

%

 

100

 

100

 

100

 

100

 

100

 

 

3. Nội dung thực hiện

 

3.1.Về tổ chức thực hiện nhiệm vụ:

 

– Đối với nhiệm vụ chỉ tiêu được giao, Bệnh viện chủ động
đảm bảo chất lượng và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu.

 

– Phân công trách nhiệm cho các khoa phòng, cá nhân phụ
trách thực hiện theo nhiệm vụ.

 

3.2. Về công tác quản lý:

 

– Tăng cường công tác quản lý, quản trị bệnh viện.

 

– Xây dựng các quy trình thực hiện công việc.

 

3.3. Về tổ chức bộ máy và quản lý nguồn nhân lực:

 

– Thành lập thêm 03 khoa lâm sàng là: khoa Tâm thần Nhi,
khoa Tâm thần người già và khoa Nghiện chất; thành lập Trung tâm bảo trợ tâm
thần Quảng Ninh trực thuộc Bệnh viện.

 

– Xác định vị trí việc làm để xây dựng kế hoạch tuyển
dụng, hợp đồng hàng năm.

 

– Bố trí, sắp xếp khoa phòng, cán bộ lao động cho phù hợp
với vị trí việc làm.

 

– Đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao trình độ chuyên môn,
chính trị, ngoại ngữ, tin học, quản lý cho CBVC, LĐ.

 

– Bệnh viện có chính sách thu hút nhân lực, chất lượng
cao về công tác.

 

– Chính sách thi đua, khen thưởng, đãi ngộ phải nghiêm
túc, kịp thời.

 

3.4. Về công tác xây dựng thương hiệu bệnh viện:

 

– Nâng cao, cải tiến chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, xây
dựng các quy trình kỹ thuật.

 

– Xây dựng logo, slogan của bệnh viện.

 

– Nghiên cứu nhu cầu khám chữa bệnh về chuyên khoa tâm
thần, từ đó xây dựng chiến lược đầu tư cho từng loại hình dịch vụ, đáp ứng nhu
cầu của nhân dân.

 

– Bệnh viện phải tăng cường thông tin, tuyên truyền, giáo
dục về sức khỏe tâm thần cũng như các loại hình khám chữa bệnh của đơn vị.

 

– Cải tiến qui trình khám chữa bệnh, niêm yết công khai
giá dịch vụ y tế cho người dân có quyền được tham khảo trước khi sử dụng dịch
vụ y tế.

 

– Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản trị bệnh
viện, trong công tác khám chữa bệnh.

 

 

 

3.5. Về công tác tài chính:

 

– Bệnh viện đảm bảo nguồn ngân sách nhà nước cấp và nguồn
thu khác thực hiện theo đúng dự toán thu chi được duyệt.

 

– Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ phù hợp với tình hình
thực tế.

 

– Thực hiện công khai, minh bạch tình hình tài chính.

 

– Lập qui trình kế toán nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

 

Củng cố công tác mua sắm TTBYT, thực
hiện công tác đấu thầu theo quy định.

 

– Sử dụng
có hiệu quả TTBYT đã được đầu tư. Thực hiện đúng quy chế kiểm chuẩn, bảo dưỡng,
sửa chữa theo định kỳ đối với một số trang thiết bị y tế.

 

4. Các giải pháp

 

4.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy, phát triển nguồn nhân lực y tế

 

4.1.1. Giải pháp về tổ chức bộ máy

 

– Từng bước hoàn thiện về tổ chức bộ máy, biên chế của
bệnh viện theo đúng quy định.

 

– Mở rộng, thành lập các khoa phòng mới theo hướng chuyên
khoa sâu.

 

4.2.2. Phát triển nguồn nhân lực y tế

 

– Tiêu chuấn hoá và cân đối nhu cầu nhân lực y tế về số
lượng, cơ cấu, chất lượng theo từng lĩnh vực chuyên môn và theo vị trí việc
làm.
Kiện
toàn đội ngũ cán bộ y tế, đội ngũ cán bộ quản lý, đảm bảo tiêu chuẩn hoá cán bộ
trong từng lĩnh vực quản lý.

 

– Tham mưu cho UBND tỉnh, Sở Y tế
ban hành chính sách nhằm thu hút nguồn nhân lực y tế trong lĩnh vực chuyên khoa
tâm thần, chính sách thu hút cán bộ có trình độ chuyên môn cao, chuyên gia giỏi
về công tác tại Bệnh viện.

 

– Xây dựng kế hoạch hàng năm về
đào tạo liên tục, bồi dưỡng chuyên môn, quản lý nhà nước cho cán bộ BV. Chú
trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp.

 

-Tạo mọi điều kiện thuận lợi để
cán bộ phát huy hết khả năng chuyên môn kiến thức được đào tạo, từng bước xây
dụng chính sách đãi ngộ với những cán bộ giỏi có tay nghề cao.

 

4.2. Giải
pháp cân đối và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho BV

 

– Ưu tiên ngân sách Nhà nước
trong việc đầu tư nâng cấp, mở rộng bệnh viện, mua sắm TTB phục vụ công tác
khám, chữa bệnh.

 

– Đảm bảo cân đối thu chi trong
đơn vị, xây dựng và thực hiện tốt quy chế chi tiêu nội bộ.

 

4.3. Giải
pháp phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ

 

– Từng bước hiện đại hoá kỹ thuật
y học chuyên môn sâu trong lĩnh vực khám chữa bệnh chuyên khoa tâm thần. Áp
dụng các kỹ thuật mới trong điều hành quản trị bệnh viện, quản lý chất lượng bệnh
viện bằng ISO hoặc tương đương.

 

– Tăng cường ứng dụng có hiệu quả
công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện và công tác khám chữa bệnh.

 

4.4. Giải
pháp công tác quản lý

 

– Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo
của cấp uỷ đảng, chính quyền

 

– Nâng cao chất lượng tổ chức cơ
sở Đảng, xây dựng Chi bộ luôn đạt trong sạch vững mạnh là chủ thể lãnh đạo, hạt
nhân chính trị ở cơ sở. Chú trọng việc giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ
viên chức.

 

– Phát huy vai trò các đoàn thể
trong đơn vị, tiếp thu ý kiến đóng góp của cán bộ viên chức trong việc hoạch
định kế hoạch phát triển Bệnh viện.

 

– Thực hiện tốt quy chế dân chủ,
công khai minh bạch trong công tác quy hoạch cán bộ, tuyển dụng, điều động, bố
nhiệm, đào tạo, luân chuyến, khen thưởng, kỷ luật.

 

– Tăng cường kiểm tra, giám sát
trong hoạt động về chuyên môn.

 

4.5. Thực
hiện tốt chính sách, pháp luật của nhà nước

 

– Triển khai thực hiện tốt Luật
Khám bệnh, chữa bệnh; Luật BHYT, Luật công chức, viên chức, Luật Lao động,…

 

– Nâng cao kiến thức quản lý nhà
nước và kiến thức về pháp luật cho cán bộ BV. Quan tâm giáo dục y đức, nâng cao
kiến thức về tâm lý xã hội, kỹ năng giao tiếp cho CBBV.

 

4.6.
Tăng cường hợp tác

 

– Đẩy mạnh hợp tác với các Bệnh
viện trong và ngoài tỉnh trong mọi lĩnh vực: đào tạo, nghiên cứu, trao đổi kinh
nghiệm… Tranh thủ mọi sự hợp tác, hỗ trợ về kinh phí, kỹ thuật.

 

5. Dự
kiến kinh phí

 

Dự
kiến tổng kinh phí chi cho 5 năm, giai đoạn 2016 – 2020 là:
436,722 tỷ đồng,
trong đó:

 

– Kinh
phí cho mở rộng, nâng cấp bệnh viện 2016 – 2020: 170 tỷ đồng. Bao gồm xây dựng Trung tâm bảo trợ tâm thần, xây dựng
04 khoa mới (khoa Tâm thần Nhi-Người già, khoa Nghiện chất, khoa Khám bệnh,
Khoa Cận lâm sàng).

 

– Kinh
phí mua sắm trang thiết bị:  59 tỷ đồng, bao gồm mua xe ô tô cứu
thương, máy Kích thích từ xuyên sọ, hệ thống Chụp cộng hưởng từ, trang thiết bị
phục hồi chức năng,….

 

– Kinh
phí chi sự nghiệp y tế:
207,722 tỷ đồng.

 

6. Đề xuất, kiến nghị

 

Có chính sách ưu đãi đối với bác sĩ chính quy về công
tác tại Bệnh viện chuyên khoa tâm thần.

 

Đề nghị UBND tỉnh sớm xây dựng Trung tâm bảo trợ tâm
thần dành cho người bệnh tâm thần lang thang, bị bỏ rơi, bệnh nhân cần được
quản lý tập trung.

 

– Đề nghị
UBND tỉnh cấp kinh phí đầu tư xây dựng, mở rộng Bệnh viện cũng như đầu tư trang
thiết bị y tế hiện đại để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.

 

– Đề nghị
UBND tỉnh, Sở Y tế giao chỉ tiêu giường bệnh và biên chế theo kế hoạch của Bệnh
viện.

 

           Trên
đây là Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 của Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần tỉnh
Quảng Ninh. Bệnh viện kính đề nghị Sở Y tế Quảng Ninh xét duyệt, đưa vào kế
hoạch chung của ngành và chỉ đạo để Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần thực
hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch được giao.