1. Đối với Trung tâm Y tế:
– Trung tâm Y tế phối hợp với Phòng Y
tế tiếp tục chỉ đạo các Trạm Y tế trên địa bàn triển khai công tác quản lý,
khám bệnh và điều trị cho bệnh nhân tâm thần (Tâm thần phân liệt, Động kinh,
Chậm phát triển tâm thần).
– Phân công nhân viên y tế phụ trách chuyên khoa tâm
thần, quản lý bệnh nhân, hướng dẫn và giám sát chế độ hồ sơ bệnh án, chế độ sổ
sách, y lệnh điều trị, hướng dẫn và theo dõi giám sát việc quản lý thuốc và cấp
phát thuốc cho người bệnh tâm thần tại các Trạm y tế.
– Dự trù và lĩnh thuốc ngoại trú từ
bệnh viện BVSK tâm thần (theo Quý) và cấp phát cho Trạm Y tế (theo tháng). Quản
lý thuốc tại Trung tâm Y tế theo đúng quy định (Bảo quản, ghi chép sổ sách theo
thông tư 23/2011/TT-BYT về quản lý dược và thông tư số 19/2014/TT-BYT về hướng
dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng tâm thần và tiền chất
dùng làm thuốc).
– Báo cáo Bệnh viện BVSK tâm thần về công tác chăm sóc
sức khỏe tâm thần trên địa bàn huyện thị theo mẫu quy định (hàng quý). Trường
hợp đột xuất phải kịp thời báo cáo ngay.
2.
Đối với Trạm y tế:
– Phân công nhân viên y tế phụ
trách chuyên khoa tâm thần tại Trạm y tế
(Y, Bác sỹ).
– Thường xuyên tuyên truyền và
giáo dục sức khỏe tâm thần cho nhân dân trong xã, phường.
– Quản lý số lượng bệnh nhân cũ
và có kế hoạch phát hiện bệnh nhân mới trên địa bàn.
– Hàng tháng khám bệnh và phát
thuốc cho bệnh nhân (thường quy định vào một ngày). Tư vấn và điều trị kịp thời,
phù hợp với diễn biến, mức độ của bệnh tật (có thể điều chỉnh liều thuốc cho
phù hợp với người bệnh).
– Tổ chức hướng dẫn phục hồi chức
năng tâm lý xã hội cho bệnh nhân tâm thần, tạo điều kiện cho bệnh nhân được
chăm sóc điều trị, tham gia lao động phù hợp với tình trạng sức khỏe của bệnh
nhân.
– Tổ chức giao ban Trạm y tế hàng
tháng, đánh giá hoạt động khám và điều trị cho bệnh nhân tâm thần, thường xuyên
rút kinh nghiệm điều trị, phục hồi chức năng tâm lý xã hội và các hoạt động
khác có liên quan đến bệnh nhân đồng thời đưa ra phương hướng hoạt động trong
tháng tới.
– Phát hiện kịp thời những bệnh
nhân bỏ thuốc, có dấu hiệu tái phát và những bệnh không đáp ứng với điều trị,
chuyển tuyến trực tiếp đến Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần để khám và điều
trị.
– Hồ sơ bệnh án và sổ quản lý bệnh
nhân:
+ Bệnh án do bác sĩ chuyên khoa tâm
thần lập nhằm mục đích theo dõi, quản lý, điều trị và phục hồi chức năng. Mỗi
bệnh nhân có một hồ sơ bệnh án, bệnh án được bảo quản, đựng trong cặp hồ sơ.
Không được sao chép hồ sơ bệnh án với bất kỳ hình thức nào nếu không có sự đồng
ý của các cơ quan chức năng.
+ Sổ theo dõi, quản lý bệnh nhân tâm
thần tại cộng đồng (A8/YTCS)
+ Nhân viên y tế phụ trách chuyên khoa tâm thần
ghi chép hồ sơ bệnh án và sổ quản lý bệnh nhân kịp thời.
– Công tác dược:
+ Dự trù và lĩnh thuốc tại Trung
tâm Y tế huyện thị, thành phố theo tháng, cấp phát thuốc tới người bệnh theo
tháng đúng quy chế.
+ Trạm Y tế phải có ngăn tủ thuốc
riêng bảo quản thuốc chuyên khoa tâm thần (Bảo quản và ghi chép sổ sách theo
thông tư 23/2011/TT-BYT về quản lý dược và thông tư số 19/2014/TT-BYT về hướng dẫn các hoạt động liên quan đến thuốc gây nghiện, hướng
tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc).
+ Năm 2017: Thuốc chuyên khoa tâm
thần cấp cho người bệnh tâm thần, động kinh tại cộng đồng có 03 loại gồm
Aminazin 25mg, Haloperidol 1,5 mg và Gardenal 100mg.
– Trường hợp bệnh
nhân không dùng được Gardenal do dị ứng hoặc không đáp ứng với thuốc Aminazin
25mg, Haloperidol 1,5 mg và Gardenal 100mg thì Trạm Y tế (hoặc Trung tâm Y tế)
chuyển tuyến BHYT cho người bệnh đến Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần để được
khám cấp thuốc theo BHYT.
– Một số trường hợp bệnh nhân có
sổ điều trị ngoại trú nhưng hết hạn, đề nghị Trạm Y tế hướng dẫn gia đình đưa
người bệnh đến khám và đổi sổ tại Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần.
– Hàng tháng báo cáo về Trung tâm
y tế huyện thị, thành phố theo mẫu quy định. Trường hợp đột xuất phải kịp thời
báo cáo về Trung tâm y tế và Bệnh viện BVSK tâm thần tỉnh Quảng Ninh.
– Có
quyết định giao trách nhiệm (hoặc ủy quyền) cho nhân viên Trạm Y tế quản lý
thuốc gây nghiện, hướng tâm thần 12 tháng/lần (đối với thuốc Phenobarbital –
Gardenal 100mg).
Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc
xin liên hệ với phòng Kế hoạch tổng hợp – Chỉ đạo tuyến của Bệnh viện để được
giải quyết kịp thời (BS Trần Chí Dũng 0983 314 259, email: trandiepanhchi@gmail.com hoặc Ths Vũ Minh Hạnh 0982 301
677 – Phó giám đốc, email: minhhanh1977@gmail.com
hoặc bvbvsktt.syt@quangninh.gov.vn.