Hướng dẫn nghiên cứu khoa học

HƯỚNG DẪN LÀM ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 

1. Cách viết tên đề tài:

Đủ thông tin để trả lời: ai? cái gì? ở đâu? Khi nào?

Thường bắt đầu bằng động từ hành động: nghiên cứu, đánh giá, nhận
xét,….

Tên càng ngắn gọn càng tốt.

2. Lựa chọn vấn đề nghiên cứu:

– Tính xác đáng của vấn đề: quan
trọng? nghiêm trọng?,

– Tính lặp lại của vấn đề: đã làm
chưa?

– Tính khả thi: có thực hiện được
không?

– Tính ứng dụng: chẩn đoán, điều
trị, chăm sóc,…..

– Tính bức thiết: cần thiết phải
nghiên cứu

– Vấn đề đạo đức trong y học: tôn
trọng bệnh nhân, không vi phạm y đức.

– Sự chấp nhận của chính quyền và
cơ quan quản lý

3. Trình bày phần đặt vấn đề:

– Tóm tắt một số đặc điểm về tình
hình sức khỏe, kinh tế văn hóa,… liên quan đến vấn đề nghiên cứu

– Mô tả ngắn gọn, súc tích về bản
chất của vấn đề nghiên cứu. Nêu rõ về mức độ, sự phân bố, tính nghiêm trọng của
vấn đề sức khỏe cần quan tâm

– Phân tích các yếu tố chính tác
động lên vấn đề sức khỏe, tìm được các lập luận khoa học để giải thích vấn đề
liên quan.

– Mô tả ngắn gọn các giải pháp đã
áp dụng trước đây nhằm giải quyết vấn đề sức khỏe? kết quả như thế nào, tại sao
vấn đề này cần nghiên cứu thêm?

4. Mục tiêu nghiên cứu:

Các nguyên tắc khi xây dựng mục
têu nghiên cứu:

– Mục tiêu phải liên quan trực
tiếp đến vấn đề nghiên cứu

– Mục tiêu phải bắt đầu bằng một động
từ hành động có thể đo lường được: mô tả, xác định, so sánh, đánh giá,

– Mục tiêu phải hợp lý, có khả
năng đạt được bằng nghiên cứu

– Mục tiêu phải cụ thể: nghiên cứu
cái gì? Đối tượng nào? ở đâu?

– Các mục tiêu cụ thể phải phù
hợp với mục tiêu chung và phải bao phủ được mọi vấn đề của nghiên cứu

Mục tiêu của đề tài: Thường từ 2 đến 3 mục
tiêu.

5. Tổng quan:

– Trình bày cơ sở lý thuyết, lý luận, giả thuyết khoa học liên quan đến
nội dung nghiên cứu.

6. Đối tượng và phương pháp
nghiên cứu.

6.1 Đối tượng nghiên cứu:

– Đối tượng, lý do chọn đối tượng:

– Mẫu nghiên cứu:

+ Chọn mẫu: ngẫu nhiên, hệ thống, phần tầng, không xác suất (dựa
vào mục đích, kinh nghiệm, tiện lợi)

+ Cỡ mẫu: đủ lớn để mang tính khoa học, nếu nghiên cứu trên lâm
sàng cỡ mẫu tối thiểu là 30.

– Tiêu chuẩn lựa chọn.

– Tiêu chuẩn loại trừ

6.2 Phương pháp nghiên cứu:

Nghiên cứu quan sát mô tả hay can thiệp, nghiên cứu hồi cứu hay tiến
cứu,…

6.3 Địa điểm và thời gian
nghiên cứu:

– Địa điểm nghiên cứu: tại bệnh viện, tại xã phường nào đó…..

– Thời gian nghiên cứu: từ tháng 2/2016 đến tháng 10/2016

                                      Từ
2/2016 đến 10/2017.

6.4. Kỹ thuật và công cụ
thu thập thông tin:

          Một số kỹ thuật:
quan sát, phỏng vấn, hồi cứu sử dụng tư liệu sẵn có, hoặc có thể phối hợp.

Kỹ thuật thu thập thông tin, số liệu

Công cụ thu thập

Quan sát

Thị giác, các giác quan khác,
giấy bút, cân, kính hiển vi, …..

Phỏng vấn

Bộ câu hỏi, bảng kiểm, các biếu
mẫu để điền vào chỗ trống, ghi âm, ghi hình,….

Hồi cứu

Bệnh án, các bảng số liệu,….

 

6.5. Xử lý số liệu:

– Mục đích: làm sạch số liệu, sửa
chữa số liệu, chuẩn bị cho phân tích.

6.6. Phân tích số liệu:

– Thống kê mô tả: dùng trong
nghiên cứu mô tả. Mô tả bản chất và các đặc điểm của sự vật, hiện tượng trong
nghiên cứu. Chủ yếu trình bày bằng các bảng, biểu đồ, tính toán các chỉ số
trung bình, tỷ lệ %, tần suất, trung vị,..

– Thống kê suy luận: dùng trong
nghiên cứu phân tích. Bao gồm: tính toán, ước lượng, so sánh các chỉ số với
nhau, kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê hay không? và xác định mức độ
của sự kết hợp. Phân tích tương quan và hồi quy cũng là một thành phần của
thống kê suy luận.

6.7. Đạo đức trong nghiên cứu:

– Nghiên cứu thực hiện khi được
sự đồng ý của các cấp có thẩm quyền

– Nghiên cứu thực hiện khi có sự
đồng ý của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân và được phép rút khỏi nghiên cứu mà
không cần đưa ra lý do.

– Các thông tin về bệnh nhân được
giữ bí mật.

7. Kết quả nghiên cứu

– Kết quả nghiên cứu được trình
bày bằng: bảng, biểu đồ, đồ thị,…

– Sau mỗi bảng biểu,.. thì có
phần nhận xét chung về kết quả trong mỗi bảng biểu đó.

8. Bàn luận:

– Dựa trên kết quả nghiên cứu và
những nghiên cứu trước đó hoặc những tài liệu tham khảo liên quan để đưa ra bàn
luận, làm nổi bật lên kết quả nghiên cứu của mình.

9. Kết luận:

– Chỉ đưa ra những kết luận chính
liên quan đến mục tiêu nghiên cứu.

– Kết luận ngắn gọn, súc tích.

10. Kiến nghị:

– Dựa trên kết luận của nghiên
cứu để đưa ra các kiến nghị, khuyến nghị cho phù hợp.

11. Tài liệu tham khảo

Tài liệu tham khảo bao gồm các tài liệu được
trích dẫn, sử dụng và đề cập trong luận văn, luận án, khóa luận, bài báo….

– Trích dẫn tham khảo có ý nghĩa quan trọng đối
với báo cáo nghiên cứu khoa học (làm tăng giá trị đề tài nghiên cứu nhờ có đối
chiếu, tham khảo, so sánh,… với các nguồn tài liệu từ bên ngoài, thể hiện rõ
nguồn gốc các thông tin thu thập được)

– Trích dẫn theo chữ số (hệ thống Vancouver) là
cách hiện đang được Bộ Giáo dục và  Đào
tạo Việt Nam lựa chọn.

– Nguồn trích dẫn phải được ghi nhận ngay khi
thông tin được sử dụng. Nguồn trích dẫn có thể được đặt ở đầu, giữa hoặc cuối
một câu, cuối một đoạn văn hay cuối một trích dẫn trực tiếp (ví dụ hình vẽ, sơ
đồ, công thức, một đoạn nguyên văn).

– Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, tập
san được trình bày như­ sau:

Họ và tên tác giả được viết đầy đủ đối với tên
người Việt Nam; Họ (viết đầy đủ), tên gọi và tên đệm (viết tắt) đối với tên
người nước ngoài. Nếu bài báo có nhiều tác giả, cần ghi tên 3 tác giả đầu và
cộng sự (et al-tiếng Anh), năm xuất bản (trong ngoặc đơn). Tên bài báo. Tên tạp chí, tập san (ghi nghiêng), tập (số, không có dấu ngăn
cách, đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn), các số trang (gạch nối giữa
hai số, dấu chấm kết thúc). Ví dụ:

1. Nguyễn Kim Sơn, Phạm Hùng
Vân, Nguyễn Bảo Sơn và cộng sự (2010). Đột biến gen mã hóa EGFR trong ung thư
phổi. Tạp chí nghiên cứu y học, 3,
30-37.

2. Amanda B.R, Donna P.A, Robin J.L et al (2008). Total prostate specific antigen stability
confirmed after long-term storage of serum at -80C. J.Urol, 180(2), 534-538.  

12. Nội dung chính của bản đề cương:

        
Trang bìa: in bìa cứng (theo mẫu)

        
Bảng viết chữ tắt (Liệt kê và chú thích các ký hiệu viết tắt được sử dụng trong đề tài).

        
Mục lục:
Lên mục lục cho các tiêu đề trong đề tài đến mục nhỏ thứ 3

        
Đặt vấn đề (bao gồm cả mục tiêu nghiên cứu): từ 1- 2
trang.

        
Tổng quan vấn đề: ngắn gọn (5 trang)

        
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: (5 trang)

        
Dự kiến kết quả: đưa ra các bảng, biểu đồ,…  (5-7 trang)

        
Dự kiến bàn luận: dựa vào kết quả nghiên cứu để đưa ra
bàn luận (5-7 trang)

        
Dự kiến kết luận và kiến nghị. (1-2 trang)

        
Kế hoạch nghiên cứu (thời gian, kinh phí, nhân lực)

        
Danh mục tài liệu tham khảo.